Back to Top
Nikaya - Tiểu Bộ 4 - Thuyết... Screenshot 0
Nikaya - Tiểu Bộ 4 - Thuyết... Screenshot 1
Nikaya - Tiểu Bộ 4 - Thuyết... Screenshot 2
Nikaya - Tiểu Bộ 4 - Thuyết... Screenshot 3
Free website generator for mobile apps; privacy policy, app-ads.txt support and more... AppPage.net

About Nikaya - Tiểu Bộ 4 - Thuyết...

Tập kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka), thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khudaka Nikaya), là một tập hợp 112 bài kinh ngắn, có tựa đề bắt nguồn từ câu "Đức Thế Tôn thuyết giảng như vầy" (Itivuttam). Tập kinh chia thành bốn chương: chương một pháp, chương hai pháp, chương ba pháp và chương bốn pháp.
Tập kinh nầy do một vị nữ cư sĩ tên là Khujjuttara kết hợp sau khi thuật lại các lời giảng của Đức Phật, cho Hoàng hậu Samavati và các cung nữ khác của Vua Udena, xứ Kosambi. Hoàng hậu không thể rời hoàng cung để đến nơi Phật ngụ nghe Phật thuyết giảng, cho nên Hoàng hậu sai bà Khujjuttara đi nghe thuyết giảng, ghi nhớ, rồi trở về hoàng cung để thuật lại cho bà và 500 vị cung phi khác nghe. Bà Khujjuttara có trí nhớ lạ thường và rất thông minh, khéo giảng pháp, nên Đức Phật đã từng khen ngợi rằng bà là vị Đệ Nhất Thanh Văn trong hàng nữ đệ tử cư sĩ (Tăng Chi Bộ I.14). Bà cũng là một vị thầy tài giỏi để hướng dẫn hoàng hậu và các cung phi khác trong việc hành trì Chánh Pháp. Khi nội cung bị hỏa hoạn làm thiệt mạng hoàng hậu và tất cả các cung phi, Đức Phật cho biết rằng tất cả các vị đó đã đắc quả giải thoát, tối thiểu là quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) - như đã ghi lại trong kinh Phật Tự Thuyết (Ud VII.10).
Tên gọi "Itivuttaka" cũng được dùng trong bảng phân loại đầu tiên về 9 thể tài kinh điển Phật Giáo (*), một bảng phân loại có mặt trước khi có sự sắp đặt Tam Tạng Pali như chúng ta biết hiện nay. Thật khó mà biết chắc chắn rằng bản Itivuttaka Pali ngày nay có phải hoàn toàn là bản Itivuttaka nêu ra trong bảng phân loại đó hay không. Kinh tạng Hán văn có chứa bản dịch của Itivuttaka, thường cho rằng do ngài Huyền Trang dịch. Bản dịch nầy có rất nhiều đoạn giống như bản Itivuttaka Pali. Sự khác biệt chính yếu là bản dịch của ngài Huyền Trang không có nhiều bài kinh trong Chương III và hoàn toàn không có Chương IV. Có thể là những phần nầy đã được kết tập về sau trong tạng Pali, nhưng không được kết tập vào tạng Sanskrit để dịch ra Hán văn. Cũng có thể là ngài Huyền Trang không hoàn tất bản dịch vì nó được dịch trong những tháng cuối trong đời của ngài.
Lịch sử nguyên thủy của kinh Phật Thuyết Như Vậy có nhiều vấn đề phức tạp vì khởi thủy, kinh chỉ được truyền khẩu qua nhiều thế kỷ rồi mới được viết xuống giấy. Tuy nhiên đây là một trong những bộ kinh trong tạng Pali rất được nhiều người quý chuộng vì tập kinh bao gồm các bài giảng của Đức Phật với nhiều đề tài giáo lý căn bản - từ giản dị đến sâu sắc - trong một hình thức rõ ràng, ngắn gọn và trực tiếp.

Similar Apps

ĐẠI PHẬT SỬ

ĐẠI PHẬT SỬ

0.0

Đức Phật và chúng Tăng được hoàng thân quốc thích của dòng...

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo N

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo N

0.0

Chúng tôi, theo sự gợi ý của sư Ashin SiriDhamma, xây dựng...

Kinh Phật cho người mới bắtđầu

Kinh Phật cho người mới bắtđầu

0.0

Là con trai duy nhất của đức vua Tịnh Phạn và hoàng...

Kinh Phật cho người tại gia

Kinh Phật cho người tại gia

0.0

Kinh Phật cho người tại gia phần lớn được tuyển dịch từ...

Tìm hiểu Kinh Trung Bộ

Tìm hiểu Kinh Trung Bộ

0.0

Trung Bộ kinh I, Đại tạng kinh Việt Nam, ấn hành năm...

Bài giảng: Tứ nhiếp pháp

Bài giảng: Tứ nhiếp pháp

0.0

Bài giảng Tứ Nhiếp pháp này được ghi lại từ lời giảng...