Back to Top
Nikaya - Kinh Tăng Chi Bộ Screenshot 0
Nikaya - Kinh Tăng Chi Bộ Screenshot 1
Nikaya - Kinh Tăng Chi Bộ Screenshot 2
Nikaya - Kinh Tăng Chi Bộ Screenshot 3
Free website generator for mobile apps; privacy policy, app-ads.txt support and more... AppPage.net

About Nikaya - Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).

.............

Tăng Chi Bộ Kinh thành cuốn sách có xuất xứ quan trọng về đạo đức và tâm lý Phật giáo, cung cấp một bản tóm tắt có liệt kê của tất cả các đặc trưng tinh yếu liên quan đến lý thuyết và thực hành pháp.

Bộ sưu tập những bài kinh này, Tăng Chi Bộ Kinh chứa 9.557 bài kinh ngắn được chia thành mười một chương được gọi (Nipāta). Mỗi chương được chia lại thành nhiều nhóm được gọi là phẩm (vagga) thường có mười bài kinh. Những bài kinh được sắp theo pháp số thứ tự lớn dần, mỗi chương gồm nhiều bài kinh có Pháp số, bắt đầu với pháp số một lên đến pháp số mười một trong mỗi kinh của chương cuối cùng. Từ đó tên là Tăng Chi nghĩa là ‘tăng lên từng pháp số’. Chương đầu tiên cho trong mỗi bài kinh mỗi pháp gọi là pháp số một; chương thứ hai trong mỗi bài kinh chứa hai pháp gọi là pháp số hai và chương cuối được gom từ những bài kinh có mười một pháp trong mỗi bài kinh gọi là pháp số mười một.

Tăng Chi Bộ Kinh thành cuốn sách có xuất xứ quan trọng về đạo đức và tâm lý Phật giáo, cung cấp một bản tóm tắt có liệt kê của tất cả các đặc trưng tinh yếu liên quan đến lý thuyết và thực hành pháp. Một phẩm độc nhất vô nhị có tựa đề là phẩm Etadagga của chương Pháp số một liệt kê danh tánh chư vị đệ tử xuất sắc nhất giữa hàng chư Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, thiện nam và tín nữ, những người đã thành đạt lỗi lạc nhất trong lãnh vực thành tựu hay làm việc thiện, chẳng hạn đại đức Sāriputta trong Trí Tuệ ; đại đức Mahā Mogallāna trong Thần Thông; Tỳ kheo ni Khemā trong lãnh vực Trí Tuệ, Tỳ kheo ni Uppalavaṇṇa trong Thần Thông; thiện nam Cấp Cô Độc và tín nữ Visākhā trong lãnh vực bố thí; và v.v...
............

Similar Apps

ĐẠI PHẬT SỬ

ĐẠI PHẬT SỬ

0.0

Đức Phật và chúng Tăng được hoàng thân quốc thích của dòng...

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo N

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo N

0.0

Chúng tôi, theo sự gợi ý của sư Ashin SiriDhamma, xây dựng...

Kinh Phật cho người mới bắtđầu

Kinh Phật cho người mới bắtđầu

0.0

Là con trai duy nhất của đức vua Tịnh Phạn và hoàng...

Kinh Phật cho người tại gia

Kinh Phật cho người tại gia

0.0

Kinh Phật cho người tại gia phần lớn được tuyển dịch từ...

Tìm hiểu Kinh Trung Bộ

Tìm hiểu Kinh Trung Bộ

0.0

Trung Bộ kinh I, Đại tạng kinh Việt Nam, ấn hành năm...

Bài giảng: Tứ nhiếp pháp

Bài giảng: Tứ nhiếp pháp

0.0

Bài giảng Tứ Nhiếp pháp này được ghi lại từ lời giảng...