Back to Top
Tìm hiểu Kinh Trung Bộ Screenshot 0
Tìm hiểu Kinh Trung Bộ Screenshot 1
Tìm hiểu Kinh Trung Bộ Screenshot 2
Tìm hiểu Kinh Trung Bộ Screenshot 3
Free website generator for mobile apps; privacy policy, app-ads.txt support and more... AppPage.net

About Tìm hiểu Kinh Trung Bộ

Trung Bộ kinh I, Đại tạng kinh Việt Nam, ấn hành năm 1992, gồm có 50 kinh, chia làm năm phần. Theo nguyên bản Pàli và bản dịch tiếng Anh, Pàli Text Society, London,1987 thì có để tên gọi của từng phần:
- phần đầu gọi là Cương yếu của các pháp Căn bản;
- phần hai gọi là Tiếng rống sư tử;
- phần ba không để tên gọi, chúng tôi tự để tên là Các ảnh dụ;
- phần bốn và năm gọi là Phẩm song đôi.
Trong mỗi phần, nói đúng hơn phần các kinh không phân biệt phần, bản dịch của Đại tạng kinh Việt Nam có để tên một số kinh gọi là Đại kinh và Tiểu kinh. Để tránh sự nhầm lẫn ý nghĩa chữ Đại, Tiểu liên hệ đến nội dung của pháp hành, người biên soạn tập sách này sử dụng từ kinh dài (thay cho Đại kinh) và kinh ngắn (thay cho Tiểu kinh) chỉ số trang, số từ nhiều hay ít hơn của hai kinh cùng nhan đề ấy.
Bản dịch của Pàli Text Society, 1987, bàn đến khá nhiều điểm về hình thức thứ tự của "Kinh" và "Phần" trong lời tựa của dịch giả. Ở đây người biên soạn sẽ chỉ nhấn mạnh đến phần giới thiệu nội dung kinh, ghi các điểm giáo lý và pháp hành quan trọng mà người đọc cần để tâm, và có để thêm lời bàn. Ở đây, trong ý nghĩa tựa đề "Tìm hiểu Trung Bộ Kinh I", mỗi kinh chỉ giới thiệu ba phần:
- Phần giải thích từ ngữ: giúp người đọc nắm được nghĩa của các từ ngữ, thuật ngữ Phật học, có chú thích thêm tiếng Pàli (nguyên bản) và Anh ngữ (dịch bản); phần Việt ngữ là phần giới thiệu của người biên soạn.
- Phần nội dung bản kinh: chỉ giới thiệu các nét giáo lý pháp hành cương yếu để người đọc dễ tiếp thu; với những lời dạy của Thế Tôn mà ngưòi biên soạn thấy rằng hành giả cần đọc kỹ để phát triển "tư huệ" và "tu huệ", thì ghi lại nguyên văn của dịch bản Việt ngữ có đối chiếu với nguyên bản Pàli và dịch bản Anh ngữ.
- Phần bàn thêm: người biên soạn nhấn mạnh và diễn dịch các điểm giáo lý và pháp hành cần bàn rộng, cần tập trung sự chú ý, với chủ tâm là nêu lên một số gợi ý cho người đọc.
Trên tất cả, người biên soạn thiển nghĩ rằng mỗi người đọc, mỗi người hành sau khi đọc các dịch bản và chú thích của các dịch bản, nên tự mình đọc lại nguyên bản từng dòng kinh (Pàli, Anh và Việt văn) để tự mình trực nhận nghĩa kinh và tự mình phát triển "tư huệ".

Similar Apps

ĐẠI PHẬT SỬ

ĐẠI PHẬT SỬ

0.0

Đức Phật và chúng Tăng được hoàng thân quốc thích của dòng...

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo N

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo N

0.0

Chúng tôi, theo sự gợi ý của sư Ashin SiriDhamma, xây dựng...

Kinh Phật cho người mới bắtđầu

Kinh Phật cho người mới bắtđầu

0.0

Là con trai duy nhất của đức vua Tịnh Phạn và hoàng...

Kinh Phật cho người tại gia

Kinh Phật cho người tại gia

0.0

Kinh Phật cho người tại gia phần lớn được tuyển dịch từ...

Bài giảng: Tứ nhiếp pháp

Bài giảng: Tứ nhiếp pháp

0.0

Bài giảng Tứ Nhiếp pháp này được ghi lại từ lời giảng...

Nikaya 24 - MADHURA

Nikaya 24 - MADHURA

0.0

Bài giảng này thuộc loạt bài giảng giải kinh Nikaya do thượng...